KHÁI QUÁT CHUNG VỀ BỆNH VIỆN TÂM THẦN TỈNH QUẢNG NAM
1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam có trụ sở làm việc trên đường Nguyễn Văn Trỗi, phường An Phú, TP Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam. Bệnh viện được thành lập theo Quyết định số 24/2003/QĐ-UBND ngày 14 tháng 3 năm 2003 của UBND tỉnh Quảng Nam trên cơ sở từ Trạm Tâm thần tỉnh Quảng Nam, là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh trực thuộc Sở Y tế Quảng Nam.
Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam được xây dựng năm 2003 đến tháng 03 năm 2005 hoàn thành và đưa vào sử dụng do Ngân sách Trung ương (Bộ Y tế) đầu tư với tổng vốn đầu tư ban đầu 11.535.614.000 đồng, tổng diện tích mặt bằng khoảng 1,55 ha. Qua quá trình hình thành và phát triển đến nay chỉ tiêu giường bệnh là 100 với định biên 100 cán bộ viên chức làm việc cùng với nhiều máy móc, trang thiết bị y tế hiện đại được đầu tư mua sắm mới phục vụ bệnh nhân.
1.2. Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam
1.2.1. Chức năng
– Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng về lĩnh vực chuyên ngành Tâm thần.
– Đào tạo và tham gia đào tạo nhân lực y tế, chỉ đạo tuyến và tham gia phòng, chống dịch bệnh.
– Nghiên cứu khoa học; triển khai ứng dụng khoa học, các công nghệ, kỹ thuật hiện đại phục vụ người bệnh và phục vụ công tác chăm sóc sức khỏe nhân dân.
1.2.2. Nhiệm vụ
- a) Khám, cấp cứu, chữa bệnh, phòng bệnh và phục hồi chức năng:
– Khám, cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân trong cả nước/khu vực và người nước ngoài về lĩnh vực chuyên ngành Tâm thần.
– Tổ chức triển khai thực hiện các kỹ thuật cao khi đủ điều kiện;
– Tham gia khám giám định theo yêu cầu của Hội đồng Giám định Y khoa và phân cấp của Sở Y tế Quảng Nam.
– Phục hồi chức năng cho người bệnh sau điều trị và phục hồi chức năng cho người bệnh tại cộng đồng.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Sở Y tế Quảng Nam.
- b) Đào tạo cán bộ:
– Là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế.
– Đào tạo và tham gia đào tạo cán bộ y tế theo quy định.
– Đào tạo nâng cao trình độ cho cán bộ, viên chức trong bệnh viện và các cơ sở y tế khác khi có nhu cầu.
– Đào tạo và tham gia đào tạo sinh viên, thực tập sinh và nghiên cứu sinh nước ngoài đến học tập và nghiên cứu tại bệnh viện.
- c) Nghiên cứu khoa học:
– Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, triển khai ứng dụng những tiến bộ khoa học để phục vụ công tác khám chữa bệnh, phòng bệnh, phục hồi chức năng, đào tạo về lĩnh vực Tâm thần.
– Chủ trì, tham gia các công trình nghiên cứu khoa học theo sự phân công.
– Tổ chức các hội thảo, hội nghị khoa học theo quy định của pháp luật.
– Thực hiện các chương trình hợp tác nghiên cứu khoa học với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của Pháp luật.
- d) Chỉ đạo tuyến
– Tham mưu cho Lãnh đạo Sở Y tế Quảng Nam xây dựng hệ thống mạng lưới các cơ sở khám chữa bệnh về lĩnh vực theo phân cấp.
– Chuyển giao và hỗ trợ các kỹ thuật chuyên môn cho tuyến dưới.
– Theo dõi, giám sát các hoạt động chuyên môn trong khu vực được phân công.
– Tham gia hỗ trợ tuyến dưới tổ chức triển khai các chương trình, dự án y tế liên quan.
– Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Sở Y tế.
đ) Phòng, chống dịch bệnh:
– Thường xuyên phối hợp với các cơ quan trong và ngoài ngành y tế để thực hiện truyền thông, giáo dục sức khỏe, phòng chống tai nạn lao động, tai nạn nghề nghiệp, tai nạn sinh hoạt.
– Tham gia phòng, chống dịch bệnh; khắc phục hậu quả thiên tai, thảm họa.
- e) Hợp tác Quốc tế:
– Bệnh viện chủ động thiết lập trao đổi các mối quan hệ, hợp tác về khám, chữa bệnh, cung cấp trang thiết bị, đào tạo, nghiên cứu khoa học với các nước và các tổ chức Quốc tế theo quy định của Pháp luật.
– Bệnh viện xây dựng và tổ chức thực hiện các đề án đầu tư liên doanh, liên kết với các nước và các tổ chức, cá nhân nước ngoài kể cả các tổ chức phi chính phủ theo quy định của pháp luật.
– Xây dựng kế hoạch đoàn ra, đoàn vào theo chương trình hợp tác quốc tế của đơn vị; cử cán bộ học tập, nghiên cứu ở nước ngoài; mời chuyên gia người nước ngoài đến nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm học tập tại đơn vị theo quy định.
– Thực hiện các nhiệm vụ hợp tác Quốc tế khác theo sự phân công, chỉ đạo của Sở Y tế.
- f) Quản lý đơn vị:
– Quản lý và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực của đơn vị theo quy định của pháp luật Nhà nước.
– Triển khai và mở rộng các dịch vụ khoa học kỹ thuật, đào tạo, hợp tác với các cơ quan trong nước và Quốc tế theo quy định của Pháp luật để hỗ trợ hoạt động chuyên môn, tăng nguồn kinh phí, cải thiện đời sống cán bộ, viên chức.
– Thực hiện chủ trương xã hội hoá ngành y tế của Đảng và Nhà nước; huy động nguồn vốn trong xã hội nhằm đầu tư, nâng cấp bệnh viện đúng pháp luật.
1.2.3. Quyền hạn
– Bệnh viện được quyền yêu cầu các cơ quan, đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu phục vụ công tác chuyên môn và các công tác khác theo quy định của pháp luật; được đưa ra những kết luận có khoa học làm cơ sở pháp lý cho các cơ quan chức năng xem xét, xử lý và ứng dụng thực tiễn.
– Bệnh viện được quyền tự chủ trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao theo quy định và phân cấp của Sở Y tế, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Y tế và trước pháp luật về hoạt động của mình.
1.3. Cơ cấu tổ chức quản lý của Bệnh viện Tâm thần tỉnh Quảng Nam
1.3.1. Cơ cấu tổ chức quản lý
Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam quyết định thành lập, là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam, chịu sự quản lý của Giám đốc Sở Y tế tỉnh Quảng Nam.
Bệnh viện Tâm thần Quảng Nam làm việc theo chế độ thủ trưởng. Cơ cấu tổ chức hiện nay bao gồm 01 Giám đốc, 01 Phó Giám đốc và 13 khoa/ phòng chức năng nghiệp vụ. Giám đốc bệnh viện chịu trách nhiệm toàn bộ hoạt động của cơ quan, là người tổ chức chỉ đạo, thực hiện chức năng, nhiệm vụ của bệnh viện.
Hệ thống cơ cấu tổ chức gồm có các Khoa, Phòng sau:
– Khoa Khám – CLS;
– Khoa Cấp tính Nam;
– Khoa Cấp tính Nữ;
– Khoa Tâm căn người già, trẻ em;
– Khoa Phục hồi chức năng;
– Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn;
– Khoa Dược – VTTBYT;
– Phòng Tổ chức – Hành chính;
– Phòng Kế hoạch tổng hợp;
– Phòng Kế toán tài chính;
– Phòng Chỉ đạo tuyến;
– Phòng Điều dưỡng.